• Liên lạc

  • ◆Chứng nhận quốc tế

     Miền bắc:

     Mr. Hưng - 0973.9900.85 

    Mr. Hường - 0349.604.118

    Miền nam:

     Ms. Ngân - 0898.986.558

    Ms. Huyền - 0707.726.558

     Miền trung: 

    Ms. Loan - 0795.651.558

    Email:   phattrienchatluongdhv@gmail.com

    Chứng nhận chuyên nghiệp, thỏa mãn, trên mức mong đợi.

    Thái độ: Tính chính trực, chân thành, niềm nở, sốt sắng.

  • Quảng cáo trái
4.9 trên 5 điểm, bởi 1789 đánh giá

Chứng chỉ iso 14001 doanh nghiệp bắt buộc phải có hay không?

Cập Nhật: 16/8/2020 | 10:27:06 AM

Không phải Doanh nghiệp nào cũng bắt buộc phải có áp dụng tiêu chuẩn iso 14001

I. Vì sao Doanh nghiệp phải áp dụng iso 14001

     Các Doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất hoặc dịch vụ có gây tác động đến môi trường đất, nước, không khí nếu không có hệ thống quản lý môi trường thì sẽ rất nguy hiểm đến con người, động vật, thực và thế giới quan xung quanh. Đặc biệt những Doanh nghiệp sản xuất với quy mô lớn và có nguồn thải được xếp vào loại chất thải độc hại như: Sản xuất gang, thép, hóa chất, gạch nung, bệnh viện,...thì chỉ cần một lượng nhỏ thôi cũng đủ gây ô nhiễm và tác động lớn đến môi trường. Những trường hợp này phải xây dựng đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cấp quốc gia. 

(Chất thải độc hại khi không áp dụng iso 14001)

Thử hỏi nếu không có hệ thống quản lý môi trường thì tình trạng xả thải mất kiểm soát sẽ ảnh hưởng như thế nào đến chính chúng ta?

Không phải chỉ những Doanh nghiệp lớn hay những Doanh nghiệp có chất thải thải nguy hại mới cần phải xây dựng hệ thống quản lý môi trường iso 14001. Những Doanh nghiệp có khả năng hay có tiềm năng xả thải ra môi trường đất hoặc nước hoặc không khí (kể cả tiếng ồn), đều phải xây dựng hệ thống quản lý môi trường.

(Rác thải khắp nơi khi không bắt buộc áp dụng iso 14001)

Nhằm hạn chế đến mức tối đa các nguồn thải trước khi đưa ra môi trường. Các Doanh nghiệp ngoài việc kiểm soát hạn chế chất thải, còn phải xây dựng các giải pháp tự xử lý nguồn thải đảm bảo sạch mới được đưa ra môi trường.

II.  Những đối tượng phải áp dụng iso 14001

      Để kiểm soát được tình trạng trên, ngày 13 tháng 5 năm 2019 Chính phủ ban hành Nghị định 40/2019/NĐ-CP.  Theo đó,

    "Điều 25. Đối tượng, thời hạn hoàn thành hệ thống quản lý môi trường

1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã đi vào hoạt động thuộc các loại   hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục IIa Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, đồng thời thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường phải có hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001.

2. Thời hạn hoàn thành hệ thống quản lý môi trường đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:

a) Trong thời hạn 02 năm kể từ ngày dự án đi vào vận hành;

b) Trước ngày 31 tháng 12 năm 2020 đối với các cơ sở đang hoạt động.” Theo Chương 5 Điều 22 mục số 5 của Nghị định 40/2019/NĐ-CP "5. Cơ sở hoạt động phá dỡ tàu biển phải áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001."

"Theo Chương 5 Điều 22 mục số 5 5. Cơ sở hoạt động phá dỡ tàu biển phải áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001"

(Rác thải quá tải khi không áp dụng hệ thống quản lý môi trường iso 14001)

 "PHỤ LỤC IIa DANH MỤC CÁC LOẠI HÌNH SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP CÓ NGUY CƠ GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Nhóm I

1. Khai thác, làm giàu quặng khoáng sản độc hại; 2. Luyện kim; tinh chế, chế biến khoáng sản độc hại; phá dỡ tàu biển;

3. Sản xuất giấy, bột giấy, ván sợi (MDF, HDF);

4. Sản xuất hoá chất, phân bón hóa học (trừ loại hình phối trộn); thuốc bảo vệ thực vật hóa học;

5. Nhuộm (vải, sợi), giặt mài;

6. Thuộc da;

7. Lọc hóa dầu;

8. Nhiệt điện than, sản xuất than cốc, khí hóa than, điện hạt nhân; Nhóm II

9. Xử lý, tái chế chất thải; sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất;

10. Có công đoạn xi mạ, làm sạch bề mặt kim loại bằng hóa chất;

11. Sản xuất pin, ắc quy;

12. Sản xuất clinker; Nhóm III

13. Chế biến mủ cao su;

14. Chế biến tinh bột sắn; bột ngọt; bia, rượu, cồn công nghiệp;

15. Chế biến mía đường;

16. Chế biến thủy sản, giết mổ gia súc, gia cầm;

17. Sản xuất linh kiện, thiết bị điện, điện tử."

III. Lợi ích của iso 14001 đối với tổ chức phải áp dụng

     - Mang lại niềm tin cho khách hàng và các nhà đầu tư thông qua những cam kết về vấn đề môi trường

      - Tạo nên uy tín, thường hiệu và lợi thế so với đối thủ trong các hoạt động đấu thầu, canh tranh

      - Tiết kiệm khá lớn tới chi phí tát nguyên vật liệu và chi phí xử lý rác thải

      - Giảm thiểu những rủi ro về mặt pháp lý khi sai phạm các vấn đề pháp lý về môi trường trong quy định pháp luật nhà nước đã ban hành

Lời kết: 

Không phải Doanh nghiệp nào cũng bắt buộc có hệ thống quản lý môi trường iso 14001:2015. Chỉ những Doanh nghiệp thuộc phụ lục IIa trong Nghị định 40/2019/NĐ-CP mới phải xây dựng và điều hành hệ thống quản lý môi trường iso 14001.

Tuy nhiên, để phát triển chất lượng bền vững thì Doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng ISO 14001 được.

Trên đây là những yêu cầu về pháp lý, bạn đọc cần hỗ trợ hay tư vấn bất cứ điều gì hay liên hệ theo thông tin bên dưới.

 

Miền bắc: Ms. Hồng - 089.8987.558 

Ms. Thúy -  0976.468.436

Miền nam: Ms. Ngân - 089.8986.558

Ms. Huyền - 0707.726.558

Miền trung:  Ms. Loan - 0795.651.558

 

Cộng sự
0367.4949.36