ISO 45001 có ý nghĩa gì mà phải cần có chứng chỉ này
Cập Nhật: 6/6/2021 | 10:19:30 PM
Giới thiệu về iso 45001 và lợi tích của iso 45001 mang lại
Khi các doanh nghiệp đang muốn cạnh tranh trên thị trường mà nhất là đấu thầu, để chứng minh được năng lực của mình không chỉ về tài chính, kinh nghiệm, trình độ con người mà còn đòi hỏi cả về an toàn trong quá trình thi công, xây dựng, thiết kế,... và quan tâm đến sức khẻo nghề nghiệp cho con người. Trong xây dựng thì các yếu tố đảm bảo quá trình thi công các dự án đúng tiến độ, đúng chuẩn chất lượng và đảm bảo an toàn trong lao động là yếu tố mà các chủ đầu tư căn cứ để lựa chọn. Nếu như iso 9001 giúp đơn vị đảm bảo đúng tiến độ, đúng chuẩn chất lượng; iso 14001 giúp đơn vị quản lý vấn đề môi trường phát thải; thì iso 45001 sẽ giúp đơn vị đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cho con người.
I. ISO 45001 gì là?
a. Giới thiệu về iso 45001
ISO 45001 do Úy ban Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO ban hành, là hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp, được chính thức ban hành vào ngày 12/3/2018.
Phiên bản mới nhất hiện nay là iso 45001:2018. ISO 45001 cung cấp các tiêu chí và khuôn khổ để cải thiện an toàn lao động, giảm thiểu rủi ro tại nơi làm việc và tạo điều kiện làm việc an toàn hơn. Tiêu chuẩn giúp tổ chức cung cấp môi trường làm việc an toàn và lành mạnh cho công nhân và những người khác, tránh trường hợp tử vong, tai nạn lao động liên quan và bệnh tật từ môi trường làm việc.
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Hàng năm, có khoảng 2,78 triệu ca tử vong liên quan đến an toàn lao động trên toàn thế giới. Ngoài ra, có khoảng 374 triệu ca chấn thương và bệnh tật liên quan đến lao động mỗi năm.
ILO ước tính trên toàn thế giới, tổng chi phí cho các thương tích, bệnh tật và tử vong liên quan đến lao động là khoảng 3,94% GDP toàn cầu, khoảng 2,99 nghìn tỷ USD . Để giúp các công ty giải quyết vấn đề này. Tổ chức ISO đã quyết định tạo ra một quy định mới dựa trên các tiêu chuẩn an toàn & sức khỏe nghề nghiệp khác như OHSAS 18001. Tuy nhiên, tới nay tiêu chuẩn iso 45001:2018 đã được thay thế hoàn toàn tiêu chuẩn ohsas 18001.
b. Nguồn gốc về iso 45001
ISO 45001 là tiêu chuẩn ISO cho các hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp được công nhận và triển khai trên toàn thế giới. Tiêu chuẩn này đã được xuất bản vào năm 2018 để thay thế OHSAS 18001: 2007.
ISO 45001 là Tiêu chuẩn quốc tế quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OH & S). Giúp tổ chức cải thiện hiệu suất OH & S của mình trong việc ngăn ngừa thương tích và tổn hại sức khỏe. ISO 45001 được dự định áp dụng cho mọi tổ chức bất kể quy mô, loại hình và tính chất của nó. Tiêu chuẩn được phát triển và tuân theo các cách tiếp cận hệ thống quản lý chung khác như iso 14001 và iso 9001
c. Đối tượng áp dụng iso 45001
Đối tượng áp dụng của tiêu chuẩn iso 45001 là dành cho tất cả các tổ chức. Bất kể tổ chức của bạn là doanh nghiệp nhỏ, hoặc một tập đoàn toàn cầu; một tổ chức phi lợi nhuận, một tổ chức từ thiện, một tổ chức đào tạo, hoặc một tổ chức chính phủ. Miễn là tổ chức của bạn có những người làm việc hoặc những người có thể bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của tổ chức, thì việc áp dụng hệ thống để quản lý sức khỏe và an toàn sẽ mang lại lợi ích cho tổ chức đó.
Tiêu chuẩn có thể được sử dụng bởi các tổ chức có các hoạt động với mức độ rủi ro thấp cũng như những tổ chức lớn và phức tạp có mức độ rủi ro cao. Trong khi Tiêu chuẩn yêu cầu các rủi ro OH&S phải được giải quyết và kiểm soát thì tiêu chuẩn cũng có một cách tiếp cận dựa trên rủi ro cho hệ thống quản lý OH&S để đảm bảo 2 yếu tố:
- Hệ thống có hiệu lực;
- được cải tiến để đáp ứng "bối cảnh" thay đổi liên tục của tổ chức.
Phương pháp tiếp cận dựa trên rủi ro này phù hợp với cách các tổ chức quản lý các rủi ro "kinh doanh" khác của mình và từ đó khuyến khích việc tích hợp các yêu cầu của tiêu chuẩn vào các quá trình quản lý tổng thể của các tổ chức.
ISO 45001 liên quan đến các tiêu chuẩn ISO khác như thế nào?
ISO 45001 tuân theo phương pháp cấu trúc cao cấp đang được áp dụng cho các tiêu chuẩn hệ thống quản lý ISO khác, như ISO 9001 (chất lượng) và ISO 14001 (môi trường). Trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn, nội dung của các tiêu chuẩn quốc tế khác cũng đã được xem xét (như OHSAS 18001 hoặc "Hướng dẫn ILO - OSH" của Tổ chức Lao động quốc tế) và các tiêu chuẩn quốc gia, cũng như các tiêu chuẩn và công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILSs).
Khi tiêu chuẩn này được công bố, những tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này sẽ thấy các yêu cầu của tiêu chuẩn đều phù hợp với các tiêu chuẩn khác. Điều này sẽ giúp cho việc chuyển đổi khá dễ dàng từ sử dụng tiêu chuẩn hệ thống quản lý OH&S hiện có sang sử dụng tiêu chuẩn ISO 45001, đồng thời cũng sẽ giúp tạo sự liên kết và tích hợp với các yêu cầu của các tiêu chuẩn ISO khác về hệ thống quản lý vào các quá trình quản lý tổng thể của tổ chức.
II. Lợi ích của iso 45001 mang lại cho doanh nghiệp áp dụng
1. ISO 45001 giúp Doanh nghiệp quản lý về an toàn, sức khỏe nghề nghiệp
2. ISO 45001 đáp ứng các vấn đề liên quan đến pháp luật
Hiện tại, rất nhiều các văn bản pháp luật yêu cầu Doanh nghiệp phải đảm bảo an toàn sức khỏe nghề nghiệp khi kinh doanh, sản xuất.
Việt Nam đã có Luật an toàn vệ sinh lao động. Cùng với nghị định của Chính phủ và các thông tu hướng dẫn. Các quy định về an toàn lao động ngày càng chặt chẽ hơn.
Trong năm 2020, theo dự kiến, một số ngành nghề sẽ bắt buộc phải áp dụng ISO 45001.
3. ISO 45001 cũng đáp đứng yêu cầu và mong đợi của khách hàng
Hiện tại, ở một số thị trường, tuân thủ ISO 45001 như một điều kiện bắt buộc. Vì vậy rất nhiều khách hàng đã yêu cầu tổ chức cần phải áp dụng và đạt được chứng nhận ISO 45001.