Chứng nhận hợp quy dệt may theo QCVN 01:2017/BCT
Cập Nhật: 11/9/2020 | 10:12:29 AM
Chứng nhận hợp quy dệt may theo QCVN 01:2017/BCT
CHỨNG NHẬN HỢP QUY DỆT MAY THEO QCVN 01:2017/BCT
QCVN 01: 2017/BCT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ MỨC GIỚI HẠN HÀM LƯỢNG FORMALDEHYT VÀ CÁC AMIN THƠM CHUYỂN HÓA TỪ THUỐC NHUỘM AZO TRONG SẢN PHẨM DỆT MAY
Quy chuẩn này được ban hành ngày 23/10/2017 và có hiệu lực ngày 1/5/2018. Tuy nhiên, phải đến đầu năm 2019 thì các Doanh nghiệp mới được phổ biến và biết sản phẩm của mình bắt buộc phải được chứng nhận hợp quy theo quy chuẩn này. Thậm chí đến tận bây giờ, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa biết là sản phẩm của mình phải được chứng nhận cái gì? cho đến khi bị các cơ quan ngành kiểm tra và bị xử lý phạt hành chính thì mới rõ.
Giải quyết một số thắc mắc:
- Có người hỏi khẩu trang vải không dệt không kháng khuẩn thì có phải thực hiện chứng nhận hợp quy theo QCVN 01:2017/BCT không?
Theo Điều 1 khoản 1.1 mục 1.3.3. Sản phẩm dệt may: là sản phẩm có nguồn gốc từ vật liệu dệt đã qua các công đoạn gia công (sợi, vải dệt thoi, vải dệt kim, vải không dệt, vải tráng phủ, vải giả da tổng hợp, các sản phẩm sản xuất từ sản phẩm nêu trên tùy thuộc vào mục đích sử dụng) hoặc là sản phẩm dệt may có cùng nguyên liệu, kiểu dệt, quy trình xử lý hoàn tất và được sản xuất tại cùng một cơ sở.
Với sản phẩm khẩu trang vải không dệt không kháng khuẩn có thể áp vào mã hàng 6214 (mạng che) để chứng nhận hợp quy theo QCVN 01:2017/BCT.
- Sản phẩm của tôi là vải dệt nhưng chưa qua các công đoạn gia công như nhuộm phẩm màu và chưa ra thành phẩm đang là tấm vải thì có phải làm hợp quy theo QCVN 01:2017 không?
Với trường hợp này thì không phải làm chứng nhận hợp quy theo QCVN 01:2017/BCT vì vải chưa qua gia công, chưa nhuộm hóa chất và mục đích sử dụng chưa rõ.
I. Phân nhóm sản phẩm dệt may: Sản phẩm dệt may chia thành 03 nhóm:
a) Nhóm số 01: Sản phẩm dệt may cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi; hoặc có chiều dài ≤100 cm đối với bộ liền.
b) Nhóm số 02: Sản phẩm dệt may tiếp xúc trực tiếp với da: là sản phẩm khi sử dụng có bề mặt sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với da của người sử dụng.
c) Nhóm số 03: Sản phẩm dệt may không tiếp xúc trực tiếp với da: là sản phẩm khi sử dụng có bề mặt sản phẩm không tiếp xúc trực tiếp với da của người sử dụng
II. Mức giới hạn về hàm lượng formaldehyt
Hàm lượng formaldehyt trong sản phẩm dệt may không được vượt quá các giá trị quy định nêu tại bảng sau:
TT |
Nhóm sản phẩm dệt may |
Mức giới hạn tối đa (mg/kg) |
1 |
Sản phẩm dệt may cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi |
30 |
2 |
Sản phẩm dệt may tiếp xúc trực tiếp với da |
75 |
3 |
Sản phẩm dệt may không tiếp xúc trực tiếp với da |
300 |
III. Phương pháp lấy mẫu - Phục vụ đánh giá sự phù hợp
a) Đối với vải: Chiều dài mẫu 0,5 (không phẩy năm) m; chiều rộng là cả khổ vải và cách đầu tấm vải ít nhất bằng chu vi của cuộn vải.
b) Đối với sản phẩm là thảm, rèm, đệm giường, đệm sofa, ghế và sản phẩm đặc thù có bề mặt làm bằng vật liệu dệt, da tổng hợp: Lấy mẫu sản phẩm từ lô hàng, hoặc;
Mẫu vật liệu dệt để sản xuất các sản phẩm trên được cung cấp kèm theo sản phẩm.
c) Sản phẩm dệt may được cấp Giấy chứng nhận sinh thái không phải thực hiện việc lấy mẫu thử nghiệm hàm lượng formaldehyt và các amin thơm:
Giấy chứng nhận sinh thái phải gồm đầy đủ các thông tin: Tên, địa chỉ của nhà sản xuất; tên sản phẩm; thành phần nguyên liệu phù hợp với sản phẩm; tên và chữ ký của đại diện tổ chức cấp Giấy chứng nhận. Giấy chứng nhận được sử dụng để công bố hợp quy.
QUÝ DOANH NGHIỆP CÓ NHỮNG THẮC MẮC GÌ hay cần làm chứng nhận Hợp quy cho sản phẩm HÃY GỌI TỚI HOTLINE - 0973.9900.85 để được hỗ trợ.