Hiểu về nguyên lý gieo hạt "nhiều tiền" trong "Năng đoạn kim cương"
Cập Nhật: 8/6/2021 | 10:14:15 PM
Gieo hạt "nhiều tiền" của người Cổ Tây Tạng
Chắc có lẽ hầu như ai cũng muốn có nhiều tiền. Hãy nghiên cứu về nguyên lý của người Cổ Tây Tạng dưới đây nhé!
Hiểu thế nào cho đúng về "4 bước gieo hạt" có nguồn gốc từ trong cuốn sách "Năng đoạn kim cương" của tác giả Geshe Michael Roach - Tiến sỹ Phật học ở Tây Tạng nhưng người Mỹ (đã áp dụng thành công từ triết học đạo phật vào kinh doanh của tập đoàn Andin International và đời sống).
Nguồn gốc sâu xa nhất là của Đức Phật Gautama, còn gọi là Phật Shakyamuni, là một triết gia, đạo sư người Ấn Độ.
Chắc hẳn trong chúng ta đã được nghe đâu đó về 4 bước gieo hạt này rồi. Nghe có vẻ bình thường nhưng thực tế lại không tầm thường.
Tôi tin rằng, nếu mới chỉ nghe đâu đó vài lần thì chúng ta không thể hiểu đúng bản chất và hiểu nguyên lý của triết lý kinh điển này.
Nếu như chúng ta còn lơ mơ về 4 bước đó thì xin hãy nghe thêm nhiều lần để ngộ ra được chân lý nhé.
Theo nguyên lý của người Cổ Tây Tạng, khi con người muốn đạt được điều gì thì làm theo 4 bước gieo hạt sau đây:
Bước 1: Xác định điều mình mong muốn (hạt giống muốn gieo)
Bước 2: Tìm người có cùng mong muốn đó với mình (mảnh đất để gieo)
Bước 3: Lên kế hoạch hành động giúp người đó đạt được điều mong muốn đó (gieo hạt giống vào mảnh đất)
Bước 4: Thiền cafe (chăm sóc, nuôi dưỡng hạt giống)
Vậy, chúng ta hiểu nguyên lý này như thế nào để hiểu đúng bản chất và thực hiện cho đúng mới tạo được kết quả mong muốn.
Có rất nhiều người cũng đã từng thực hiện theo 4 bước gieo hạt, thế nhưng không đạt được kết quả mong muốn do áp dụng theo máy móc và vi phạm điều kiện của nguyên lý.
Chúng ta hãy cùng bàn luận về nguyên lý này nhé!
- Ở bước 1 là xác định điều mình mong muốn. Ta sẽ lấy ví dụ mà nhiều người quan tâm đó là: "Muốn có nhiều tiền".
Ở bước này thì dễ rồi nên không cần phải bàn luận gì nhiều. Theo nguyên lý này thì đây là bước lựa chọn hạt giống của cái quả mà mình mong muốn có được.
- Đến bước 2 tìm người có cùng mong muốn đó với mình. Bước này thì sẽ có nhiều câu hỏi đặt ra như:
Tìm bao nhiêu người? Nhiều người có được không hay chỉ 1 người? 1 người được không hay phải nhiều người?
Chúng ta hãy lượng được sức mình, nếu như mình có khả năng giúp được nhiều người thì tìm nhiều người càng tốt. Nếu khả năng có hạn thì lựa chọn số lượng người phù hợp với mình, 1 người cũng được.
Cũng giống như việc các cặp vợ chồng sinh 1 con hay nhiều con vậy, và quả về sau sẽ là ít hay nhiều và chất lượng hay không chất lượng, vì mỗi đứa con chính là mảnh đất để bố mẹ gieo hạt. Đến bước số 3 chính là gieo hạt gì cho con và phương pháp gieo đúng hay sai sẽ có kết quả về sau. Chúng ta sẽ sang bước số 3 gieo hạt như thế nào nhé!
- Bước số 3 là hành động giúp người có cùng mong muốn đó đạt được điều họ mong muốn. Ở đây ta đang lấy ví dụ hạt giống muốn gieo là "Muốn có nhiều tiền". Đến bước này sẽ có nhiều thắc mắc hơn nữa như:
Giúp đỡ họ kiếm tiền là giúp những gì? Giúp bằng cách nào? Trực tiếp hay gián tiếp? Mình không có tiền sao giúp được họ? Giúp họ có tiền thì sao mình lại có tiền được? không biết làm gì để giúp được họ. ...
Mỗi hành động giúp họ kiếm được tiền là ta đang gieo hạt mầm "kiếm tiền" vào đất. Vậy chúng ta phải gieo bao nhiêu? Thời gian bao lâu?
Chúng ta gieo càng nhiều và thời gian càng lâu thì quả sẽ càng nhiều và lớn. Nếu chúng ta gieo càng ít thời gian càng ngắn thì hầu như không có quả hoặc ăn may có được vài quả nhỏ trên mảnh đất vốn đã có sẵn các điều kiện tươi tốt thì cũng không có nhiều tiền được và bền vững được.
Giúp bằng cách nào? nếu chúng ta có tiền thì giúp trực tiếp họ bằng cách cho họ tiền, nếu chúng ta không có tiền thì chúng ta giúp bằng cách gián tiếp làm sao để họ kiếm được tiền. Không biết làm gì để giúp được họ thì bảo họ chỉ cho phương cách giúp họ kiếm tiền. Họ càng kiếm được nhiều tiền thì hạt mầm "kiếm tiền" của chúng ta càng phát triển nhanh.
Chú ý một điều rằng: Chúng ta phải giúp họ bằng cái tâm mong muốn thực sự và hết lòng mình, mong muốn họ có nhiều tiền thực sự chứ không vì lợi ích khác. Không được hành động giúp người này nhưng lại hại người khác.
Nếu giúp họ chỉ vì để mình có được nhiều tiền hay giúp người này có nhiều tiền mà lại hại người khác thì nguyên lý này không có tác dụng. Đây chính là điều kiện cần của nguyên lý.
Điều đó giải thích vì sao nhiều người đã từng áp dụng nhưng không thành công. Do họ giúp không bằng cái tâm của mình và vì lợi ích khác. Để làm được điều này chúng ta không có tính ích kỷ, có tính hào phóng sẵn sàng cho đi.
Vì sao không bằng cái tâm lại không hiệu nghiệm?
Trước tiên, ta quay lại vấn đề vì sao giúp người khác có nhiều tiền thì sau thời gian dài mình sẽ có nhiều tiền?
Khi giúp người khác có nhiều tiền bằng cái tâm của mình, sẽ có nhiều nguồn lực khác xung quanh chúng ta tạo cơ hội giúp chúng ta có tiền. Khi giúp người khác kiếm nhiều tiền, có thể người đó cũng sẽ giúp chúng ta có tiền, có thể người thân hay bạn bè của người đó cũng giúp ta có tiền, thậm chí những người không quen biết chúng ta cũng giúp ta có tiền.
Cũng giống như hạt giống khác, khi chúng ta tốt với ai bằng một cái tâm chân thành thì sẽ có nhiều người khác nhìn thấy cái tâm tốt đó của chúng ta và họ sẽ sẵn sàng tốt với chúng ta như cái tâm chúng ta phát ra.
Tuy nhiên, cũng sẽ có người này người kia nhưng nó sẽ hút nhiều cái tâm tốt đến với chúng ta. Đừng nản lòng khi mình làm vài việc tốt lại gặp những người xấu thì đã đánh giá ngay kết quả. Đến đây có một số sẽ thắc mắc là "tôi cũng tốt với họ nhưng toàn gặp kẻ ăn cháo đá bát hoặc qua cầu rút ván...", "không có chuyện mình cứ tốt với người ta là người ta tốt với mình".
Xin thưa rằng, cái tốt đó của chúng ta là chưa đủ dài, cái tốt của chúng ta có lúc vì mục đích, cái tốt của chúng ta mới được vài lần và tốt với người này nhưng không tốt với người khác. Chúng ta bị mắc bệnh đòi hỏi. Bệnh đòi hỏi là bệnh cách xa với hạnh phúc và tiền bạc nhất.
Chính vì thế hạt giống của chúng ta chưa ra quả thì chúng ta lấy gì mà thu hoạch, đấy còn chưa nói là chưa chăm sóc nuôi dưỡng hạt giống đó. Từ đây, chúng ta hiểu được vì sao giúp không bằng cái tâm của mình thì sẽ không hiệu nghiệm rồi.
Nguyên lý này sẽ dựa trên cấp số mũ chứ không phải cấp số cộng hay số nhân. Vì sao giúp người khác giàu mình lại giàu, vì việc mình làm thì chỉ có một mình mình làm.
Còn khi mình giúp người khác thì sẽ có cấp số mũ người khác giúp mình làm có tiền. Giàu là ở chỗ này đây, nhưng chúng ta quá nôn nóng, cái tâm chúng ta chưa tới ngưỡng nên chúng ta chưachưa hái được quả. Những người giàu thực thường là những người hào phóng cho đi rất nhiều người và họ giúp được rất nhiều người có tiền (là những người giàu tự thân và bền vững, không nói những người giàu có từ của cãi của người khác hoặc những trường hợp khác không phải sự chân chính).
Chúng ta không hào phóng cho đi thì chỉ có chúng ta giúp chúng ta mà thôi. Phải có nhiều người giúp chúng ta thì chúng ta mới giàu được.
Ở đây không có ông thần hay ông thánh nào theo dõi chúng ta hết. Họ cũng không có chấm điểm hay chấm công cho chúng ta là làm việc tốt hay không đâu. Mà chính cái tâm (trong tiềm thức) của chúng ta nó sẽ doi theo đánh giá chúng ta và tạo dấu ấn tốt hay xấu.
Vì vậy, chúng ta hãy đặt nhiều dấu ấn tốt vào tiềm thức của chúng ta, để những dấu ấn tốt đó trong tiềm thức của chúng ta thành kỹ năng phản ứng một cách không suy nghĩ ,máy móc ra những hành động mà chúng ta mong muốn có cái quả đó.
Bước số 4 của gieo hạt sau đây sẽ là bước nuôi dưỡng và chăm sóc hạt giống trong tiềm thức (tâm) của chúng ta để nó luôn phát ra hay có động lực hành động gieo những hạt giống mong muốn được lâu dài.
- Thiền cafe.
Thiền cafe là bước rất quan trọng trong việc nuôi dưỡng những dấu ấn trong bước 3 gieo hạt. Thiền cafe giúp cho những dấu ấn này trở nên mạnh hơn và nó sẽ lấn lướt các dấu ấn xấu trong tiềm thức chúng ta.
Từ đó những dấu ấn xấu trong tiềm thức bị loại bỏ và thay vào đó là những dấu ấn tích cực, dấu ấn mang lại quả ngọt cho chúng ta.
Ở bước này, chúng ta ngẫm nghĩ lại những việc làm tốt, những hành động tạo ra tiền giúp người khác và chúng ta vui vẻ, hạnh phúc vì điều đó khiến cho dấu ấn này trở nên mạnh mẻ phi thường tạo động lực cho chúng ta hành động nhiều hơn và hiệu quả hơn trong công cuộc gieo hạt và thay đổi tâm thức của chúng ta.
P/S: Quan điểm này có thể đúng với ý của tác giả nhưng cũng có thể chưa đúng. Chúng ta ở đây chỉ đang bàn luận quan điểm của mình về triết lý này. Quý bạn có thể chia sẻ quan điểm của bạn dưới bình luận này nhé!