• Liên lạc

  • ◆Chứng nhận quốc tế

     Miền bắc:

     Mr. Hưng - 0973.9900.85 

    Mr. Hường - 0349.604.118

    Miền nam:

     Ms. Ngân - 0898.986.558

    Ms. Huyền - 0707.726.558

     Miền trung: 

    Ms. Loan - 0795.651.558

    Email:   phattrienchatluongdhv@gmail.com

    Chứng nhận chuyên nghiệp, thỏa mãn, trên mức mong đợi.

    Thái độ: Tính chính trực, chân thành, niềm nở, sốt sắng.

  • Quảng cáo trái
4.9 trên 5 điểm, bởi 1147 đánh giá

So sánh chứng nhận iso 22000 phiên bản 2018 và haccp mới nhất

Cập Nhật: 14/10/2020 | 12:40:37 PM

So sánh bản chất của 2 loại hình quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.

       

  HACCP là hệ thống đảm bảo an toàn về sinh thực phẩm và ISO 22000 cũng là hệ thống đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhiều Doanh nghiệp đang băn khoan giữa hệ thống ISO 22000 và HACCP có gì khác nhau và nên áp dụng theo hệ thống nào thì tốt nhất. Bài viết này có thể đưa ra sự lựa chọn cho bạn cũng như hiểu rõ hơn về hai hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm này.

I. ISO 22000 phiên bản 2018 là gì?

       ISO 22000 là tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm quốc tế, được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu. Một doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp thực phẩm áp dụng và đạt được chứng chỉ ISO 22000 được nhìn nhận là một đơn vị có hệ thống quản lý tốt an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng.

(ISO 22000:2018 là phiên bản mới nhất hiện này)

II. HACCP là gì?

         HACCP là viết tắt của cụm từ Hazard Analysis and Critical Control Point System. Nghĩa là “Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn”. HACCP là một công cụ đánh giá mối nguy cụ thể trong ngành, tập trung vào việc ngăn ngừa các mối nguy hiểm hơn là kiểm tra các sản phẩm cuối cùng. Công cụ này có thể được áp dụng trong toàn bộ chuỗi thực phẩm từ sản xuất chính đến tiêu thụ cuối cùng. HACCP có thể là một phần trong ISO 22000. Tuy nhiên, ISO 22000 chỉ sử dụng một phần từ tiêu chuẩn HACCP thôi. (tìm hiểu thêm về HACCP tại đây)

(Thiết kế nhà xưởng theo chuẩn nguyên tắc HACCP)

III. So sánh ISO 22000:2018 và HACCP mới nhất

           ISO 22000  = HACCP + ISO 9001 (tìm hiểu về ISO 9001 tại đây). Tiêu chuẩn ISO 22000 dựa trên cơ sở của tiêu chuẩn HACCP và hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 để nhằm hoàn thiện hơn cả về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và hệ thống quản lý chung cho cả Doanh nghiệp được tốt hơn.

Áp dụng ISO 22000:2018 và HACCP đều được miễn xin giấy phép Cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

Cụ thể tại mục k) khoản 1 điều 12 của Nghị định 15/2018/NĐ-CP ban hành 02 tháng 02 năm 2018.

Điều 12. Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

a) Điểm giống nhau giữa ISO 22000 và HACCP

Chứng nhận ISO 22000 và HACCP đều có thể áp dụng trên hầu hết trên tất cả lĩnh vực, doanh nghiệp nằm trong chuỗi cung ứng thực phẩm bao gồm:
- Những trang trại, nông trại nuôi trồng hay ngư trường;
- Doanh nghiệp, xí nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến, sản xuất thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, sản xuất đồ uống thức uống, sản phẩm đóng hộp, đông lạnh;
- Đơn vị cung cấp dịch vụ như khách sạn, nhà hàng, hệ thống cung cấp thức ăn;
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ thực phẩm như: lưu trữ, phân phối thực phẩm, chất phụ gia, nguyên liệu sản xuất thực phẩm, máy móc và thiết bị đóng gói.
Về lợi ích:

- Đáp ứng các yêu cầu luật định của quốc gia và có cơ hội để vượt qua rào cản kỹ thuật của nhiều thị trường trên thế giới;
- Về mặt marketing, mang lại thương hiệu cho doanh nghiệp khẳng định tên tuổi doanh nghiệp trên thị trường từ đó gia tăng cơ hội cạnh tranh trên thị trường với bằng chứng được thừa nhận về sự phù hợp với một tiêu chuẩn đã được chấp nhận ở cấp độ quốc gia, khu vực hay quốc tế;
- Có được niềm tin, sự tin tưởng của khách hàng, người tiêu dùng và cộng đồng.

(So sánh ISO 22000 và HACCP)


b) Sự khác nhau giữa ISO 22000 và HACCP

STT

Điểm khác biệt

ISO 22000

HACCP

1

Mục đích

Chú trọng kiểm tra, xác nhận và quản lý. Tiêu chuẩn này chủ yếu xem xét tất cả mọi mặt đã đạt chuẩn và thỏa mãn mọi điều kiện hay chưa

Tập trung và nhấn mạnh tầm quan trọng của kế hoạch đề phòng rủi ro, chophép xác định và kiểm soát các mối nguy hiểm có thể xảy ra trong quá trình sản xuất thực phẩm. Ngăn ngừa các mối nguy tiềm ẩn bằng cách giám sát và kiểm soát chặt chẽ từng điểm kiểm soát quan trọng của quy trình sản xuất thực phẩm

2

Phạm vi áp dụng

Cho các tổ chức trong chuỗi cung ứng thực phẩm bao gồm các doanh nghiệp trực tiếp tham gia như: chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất, chế biến thực phẩm,…; các doanh nghiệp gián tiếp tham gia và các nhà cung cấp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

Các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, tập trung hướng tới vệ sinh an toàn trong toàn bộ quá trình của chuỗi cung ứng.

3

Nội dung

Kiểm soát dị ứng là một điều bắt buộc trong ISO 22000 tuy nhiên nó không được đề cập trong HACCP

 

 

IV. Quy trình cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018 và HACCP

1. Tư vấn hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm

       Bước 1: Chuyên gia sẽ đến Doanh nghiệp để khảo sát hiện trạng các quá trình sản xuất và chế biến của nhà xưởng. Từ đó, đánh giá các ưu điểm và nhược điểm của các hoạt động sản xuất và chế biến sản phẩm của nhà xưởng. Ở bước này, sau khi khảo sát chuyên gia sẽ ngồi làm việc với các bộ phận quản lý và điều hành nhà xưởng để đưa ra bước biện pháp cải tiến, khắp phục sao cho hợp lý nhất và phù hợp với Doanh nghiệp, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tốt nhất theo tiêu chuẩn của ISO 22000:2018 và HACCP

       Bước 2: Thực hiện khắc phục (nếu có) từ hồ sơ, tài liệu và các quy trình tới thiết kế nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ phòng sản xuất, chế biến. Doanh nghiệp sẽ tự thực hiện dưới sự hướng dẫn của chuyên gia cho đến khi hoàn thành.

2. Đánh giá chứng nhận

Tổ chức đánh giá hồ sơ, tài liệu, nhà xưởng của Doanh nghiệp và xem xét kết quả đánh giá để cấp giấy chứng nhận.

3. Cấp giấy chứng nhận

Tổ đánh giá đưa kết quả về để cùng tổ thẩm định đưa ra phương án duyệt cấp chứng chỉ hay là không? Nếu đủ điều kiện sẽ cấp giấy chứng nhận và giấy chứng nhận có hiệu lực trong 3 năm.

Có thể tìm hiểu thêm quy trình áp dụng ISO 14001 mới nhất để quản lý vấn đề môi trường cùng với hệ thống an toàn vệ sinh thực phẩm.

Thông tin hỗ trợ tư vấn miễn phí: Phòng phát triển chất lượng

Miền bắc: Mr. Hưng - 0973.9900.85

Ms. Hường - 0349.604.118

Miền nam: Ms. Ngân - 089.8986.558

Ms. Huyền - 0707.726.558

Miền trung:  Ms. Loan - 0795.651.558

 

 

Cộng sự
0367.4949.36